Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi-rút gây nên, hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh diễn tiến nhanh và có thể dẫn đến tử vong.
- Dấu hiệu của bệnh: Sốt, đau họng, loét miệng, lợi, lưỡi, phát ban dạng phỏng nốt ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông.
- Bệnh lây từ người sang đường qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh.
- Hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Để phòng bệnh tay chân miệng:
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng.
- Không cho trẻ mút tay, ngậm đồ chơi.
- Không dùng chung chén, bát đĩa, thìa.
- Thực hiện ăn chín, uống chín.
- Thường xuyên lâu sạch các bề mặt, vật dụng, đồ chơi, dụng cụ học tập, bàn ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường khác.
- Phân của trẻ phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng phải nghỉ học, không tiếp xúc với trẻ khác và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi-rút gây nên, hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh diễn tiến nhanh và có thể dẫn đến tử vong.
- Dấu hiệu của bệnh: Sốt, đau họng, loét miệng, lợi, lưỡi, phát ban dạng phỏng nốt ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông.
- Bệnh lây từ người sang đường qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh.
- Hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Để phòng bệnh tay chân miệng:
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng.
- Không cho trẻ mút tay, ngậm đồ chơi.
- Không dùng chung chén, bát đĩa, thìa.
- Thực hiện ăn chín, uống chín.
- Thường xuyên lâu sạch các bề mặt, vật dụng, đồ chơi, dụng cụ học tập, bàn ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường khác.
- Phân của trẻ phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng phải nghỉ học, không tiếp xúc với trẻ khác và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Tác giả: Trạm y tế phường Long Thạnh Mỹ