
Ngoài ra, TCNSCĐ 26 khu phố tuyên truyền CĐS trực tiếp đến hộ dân; triển khai tuyên truyền, vận động người dân nộp hồ sơ trực tuyến và thanh toán trực tuyến khi thực hiện các thủ tục hành chính bộ phận "một cửa" phường hướng dẫn người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ công trực tuyến bằng nhiều hình thức.
Đặc biệt nâng tổng số lượng cài đặt, truy cập sử dụng ứng dụng thành phố Thủ Đức và Công dân số Thành phố Hồ Chí Minh tăng tỷ lệ người dùng, góp phần giúp phường tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân qua Hệ thống; phối hợp lực lượng công an tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện Đề án 06 của Chính phủ đảm bảo tỷ lệ người dân trên địa bàn phường đã kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức 2, tuyên truyền việc triển khai khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người dân bằng căn cước công dân gắn chíp, ứng dụng VNeID.
Đặc biệt, TCNSCĐ hướng dẫn thanh toán không dùng tiền mặt; phối hợp các doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn triển khai thí điểm thanh toán không dùng tiền mặt tại các chợ, trung tâm thương mại, cơ sở kinh doanh.
TCNSCĐ phương châm “vừa làm, vừa rút kinh nghiệm”, các thành viên trong Tổ tích cực tham gia các lớp tập huấn do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh và huyện tổ chức. Qua đó, các thành viên nắm bắt các kỹ năng số, tích cực đến các gia đình hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng dịch vụ số.
Mục tiêu mà Tổ đặt ra là mỗi gia đình có ít nhất một người biết sử dụng thành thạo các ứng dụng công nghệ trên điện thoại thông minh, từ đó, họ sẽ là những tuyên truyền viên tích cực hướng dẫn các thành viên khác trong gia đình thực hiện. Qua công tác tuyên truyền, phổ biến về CĐS, người dân bước đầu làm quen với khái niệm CĐS, từng bước cài đặt và sử dụng các ứng dụng thông minh phục vụ công việc và cuộc sống.
Việc “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng công nghệ số chính là giải pháp quan trọng giúp các TCNSCĐ phổ cập kỹ năng số tới từng người dân. Đây được xem là cách làm hiệu quả để thay đổi nhận thức về CĐS của mỗi người dân.